Các yếu tố của kabuki Kabuki

Thiết kế sân khấu

Shibai Ukie ("Một Cảnh trong Vở kịch") vẽ bởi Masanobu Okumura (1686–1764), miêu tả lại sân khấu Ichimura-za vào thời Edo trong những năm đầu thập niên 1740

Sân khấu kabuki có một chỗ nhô ra gọi là "hanamichi" (花道 "hoa đạo"), một đường đi bộ mở rộng về phía khán giả và đó là lối vào và ra của diễn viên. Okuni biểu diễn trên một sân khấu hanamichi cùng với đoàn tùy tùng của mình. Sân khấu này được sử dụng không chỉ làm đường đi hay lối lên xuống sân khấu chính, mà các cảnh quan trọng cũng được biểu diễn ở trên sàn này. Sân khấu và nhà hát Kabuki ngày càng trở nên tinh vi về kỹ thuật hơn, và sự cải tiến bao gồm sân khấu xoay và của sập, lần đầu được ứng dụng trong thế kỷ 18, đã tạo ra sự thay đổi to lớn đối với việc biểu diễn các vở kịch kabuki. Một lực đẩy nữa là mong ước muốn biến những đề tài quen thuộc của nhà hát kabuki, đột nhiên xuất hiện hay biến chuyển đầy kịch tính.[11] Rất nhiều các thủ thuật sân khấu, bao gồm việc đột ngột xuất hiện hay biến mất của diễn viên, được thực hiện là nhờ vào những tiến bộ này. Cụm từ "keren" (外連) (ngoại liên) thường được sử dụng để chỉ tất cả những thủ thuật loại này.

Mawari-butai (sân khấu xoay) được phát triển dưới thời Kyōhō. Ban đầu thực hiện kỹ thuật này bằng cách đẩy sân khấu theo một vòng tròn nhờ một đường bánh xe ở phía dưới giúp di chuyển thuận tiện hơn. Khi đèn sân khấu mờ đi lúc dịch chuyển, người ta gọi đó kuraten ("chuyển tối"). Thông thường đèn vẫn được bật sáng gọi là "akaten" ("chuyển sáng"), đôi khi việc chuyển cảnh được thực hiện đồng thời với các hiệu ứng sân khấu. Khoảng 300 năm trước, sân khâu này lần đầu được xây dựng ở Nhật Bản, và được thiết kế cho những pha chuyển cảnh nhanh chóng. Sân khấu này rất hữu dụng vì nó giúp chuyển cảnh mà không làm đứt quãng vở diễn.

Seri dùng để chỉ các cửa sập trên sân khấu được dùng cho kabuki từ giữa thế kỷ 18. Các cửa sập này có thể mở lên và kéo hạ diễn viên xuống hay sắp đặt sân khấu. Seridashi hay seriage dùng để chỉ cửa sập mở lên trên và serisage hay serioroshi khi nó được hạ xuống. Kỹ thuật này thường được sử dụng cho hiệu ứng sân khấu làm cả một bối cảnh hiện ra trên sân khấu.

Chūnori: Kunitarō Sawamura II trong vai Kitsune Tadanobu (bên trái) bay trên sân khấu, trong tiết mục Yoshitsune Senbon Zakura vào tháng 8 năm 1825Tấm rèm truyền thống với các sọc đen, đỏ, xanh ở sân khấu Misono-za tại Nagoya

Chūnori (bay giữa không trung) là một kỹ thuật, xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 19, theo đó trang phục của diễn viên được gắn vào một dây thép và anh/cô ta có thể "bay lượn" trên dân khấu và/hay một số phần của khu khán giả. Vì "thủ thuật" (keren) này không còn hấp dẫn công chúng nữa nên nhiều sân khấu đã bỏ các thiết bị liên quan đến nó đi.

Trong kabuki, cũng như một số loại hình nghệ thuật truyền thống Nhật Bản khác, thay đổi khung cảnh đôi khi được thực hiện ở giữa một cảnh, trong khi diễn viên vẫn còn ở trên sân khấu và màn sân khấu vẫn mở. Điều này được thực hiện nhờ việc sử dụng Hiki Dōgu (tạm dịch: xe đẩy sân khấu). Kỹ thuật này khởi phát từ đầu thế kỷ 18, khi phông nền và diễn viên ra hay vào sân khấu qua một bục có bánh xe ở dưới. Thông thường là những các nhân viên sân khấu chạy vào thay đổi đạo cụ và phông nền và các bối cảnh khác; nhưng nhân viên này, được gọi kuroko (黒子), luôn luôn mặc toàn đồ đen và theo truyền thống được coi như là vô hình. Những nhân viên này cũng giúp đỡ cho nhiều pha thay trang phục nhanh gọi là hayagawari (thay nhanh). Trong các vở kịch, khi bản chất của một diễn viên đột ngột được phát lộ, các kỹ thuật như hikinuki hay bukkaeri thường được sử dụng. Hikinuki hay bukkaeri được thực hiện bằng cách mặc chồng một phục trang này lên một phục trang khác và nhờ nhân viên sân khấu cởi áo ngoài ra trước mặt khán giả.